Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 5.000 tỷ sau nhiều phiên hút ròng

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 5.000 tỷ sau nhiều phiên hút ròng

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhTài chính - Đầu tư Thứ Sáu, 02/11/2012 - 19:54 Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 5.000 tỷ sau nhiều phiên hút ròng (Dân trí) - Sau nhiều phiên hút ròng vốn do thanh khoản dư thừa trong hệ thống ngân hàng, hôm nay, cơ quan điều hành tiền tệ bất ngờ cung ứng gần 5.400 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng - mức hỗ trợ lớn nhất kể từ sau 22/8. Lượng vốn lớn hôm nay được cung ứng cho các tổ chức tín dụng khá bất ngờ do trước đó, NHNN hút ròng mạnh vì các ngân hàng thừa thanh khoản.Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong ngày 2/11, cơ quan này bơm ra 5.396 tỷ đồng cho hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO), lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 7 ngày.Đây cũng là ngày đáo hạn khoản 421 tỷ đồng mà các tổ chức tín dụng đã vay 7 ngày trước đó. Do vậy, tính riêng phương thức mua kỳ hạn (nghiệp vụ repo), thì trong phiên này, cơ quan điều hành tiền tệ đã bơm ròng 4.975 tỷ đồng cho hệ thống.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành tín phiếu (bán hẳn) kỳ hạn 91 ngày để hút về 305 tỷ đồng, lãi suất ở 6,8%/năm. Tính tổng cộng trên thị trường mở phiên hôm nay, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 4.670 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng.Hoạt động bơm ròng này của cơ quan điều hành tiền tệ là khá bất ngờ, do trước đó các ngân hàng bị thừa thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước đã phải phát hành tín phiếu để điều hòa vốn, hút lượng vốn dư thừa về.Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) của nền kinh tế so với 31/12/2011 chỉ tăng 2,77%. Trong khi đó, tính đến ngày 19/10/2012, tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 14,2%. Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: SBV/Dân trí).Quan sát biểu đồ có thể thấy, khối lượng vốn bơm ra 5.396 tỷ đồng bằng nghiệp vụ repo hôm nay của NHNN là khoản hỗ trợ mạnh tay nhất kể từ ngày 22/8 vừa rồi, 2 ngày sau sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Cụ thể, trong phiên 22/8, Ngân hàng Nhà nước phải bơm tới 13.025 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) xác nhận, tại thời điểm đó, ACB đã vay trên OMO 7.000 tỷ đồng do tâm lý người gửi tiền bị ảnh hưởng, nhiều người đã rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, do có hỗ trợ từ NHNN nên nguồn thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo.Trở lại với phiên giao dịch ngày hôm nay, chiều nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phát đi thông tin ông Đặng Văn Thành sẽ thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT. Việc thôi chức của ông Thành diễn ra 1 ngày sau khi bà Huỳnh Bích Ngọc, được mệnh danh là nữ hoàng ngành mía đường cũng đã rút khỏi HĐQT của CTCP Bourbon Tây Ninh.Thông tin này đã gây tác động mạnh lên giao dịch cổ phiếu STB và SBT. Trong khi STB mất 600 đồng/đơn vị thì SBT giảm sàn. Thanh khoản STB đạt trên 2,1 triệu đơn vị toàn phiên còn ở SBT, lệnh đặt mua không có.Diễn biến chung của thị trường chứng khoán nói chung và các mã cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay u ám. VN-Index mất 12,69 điểm, HNX-Index mất 1,6 điểm. Toàn sàn có 380 mã giảm điểm, trong đó 213 mã giảm sàn. Bích Diệp Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Sacombank

mua nhà,bán nhà


Kinh doanhTài chính - Đầu tư Thứ Sáu, 02/11/2012 - 15:32 Ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Sacombank (Dân trí) - Thay thế ông Thành là ông Phạm Hữu Phú - hiện là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT. Trước khi về gia nhập HĐQT Sacombank thì ông Phú từng là Phó Chủ tịch của Eximbank >>  10 triệu cổ phiếu Sacombank tiếp tục hút nhà đầu tư ẩn danh >>  Thâu tóm Sacombank: Vòng quay thứ hai >>  Sacombank bổ nhiệm 3 phó tướng trong 10 ngày Thông tin từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phát ra chiều nay (2/11) cho biết, kể từ ngày 2/11/2012, ông Đặng Văn Thành sẽ thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT tại ngân hàng này. Thay vào vị trí này của ông Thành là ông Phạm Hữu Phú - hiện là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT.   Ông Đặng Văn Thành đã chính thức rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank sau gần 20 năm gắn bó. Ông Đặng Văn Thành giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 15/7/1995.   Thông cáo của ngân hàng này cũng nêu rõ, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của Sacombank được tổ chức vào ngày 26/5/2012 vừa rồi, ông Thành đã có bài phát biểu chuyển giao trách nhiệm quản trị và điều hành Sacombank. Sau Đại hội, ông đã ủy quyền quản trị Sacombank cho ông Phạm Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT vì lý do cá nhân. Đại hội đồng cổ đông vừa qua cũng đã quyết định người đại diện trước pháp luật của Sacombank là Tổng giám đốc.   Do vậy, tại thời điểm này, việc ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức danh Chủ tịch HĐQT không gây xáo trộn trong công tác quản trị và điều hành của Ngân hàng - trích thông cáo của Sacombank.Ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch HĐQT Sacombank, sinh năm 1959 tại Thừa Thiên Huế, là cử nhân Đại Học Kinh tế TP.HCM. Ông Phú tham gia làm thành viên HĐQT Sacombank từ ngày 26/5/2012 và có 20 kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi tham gia làm thành viên HĐQT Sacombank, ông giữ chức danh Phó Chủ tịch thường trực HĐQT tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).Kết thúc 10 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Sacombank là 2.259 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,26%. Tại thời điểm 31/10/2012, tổng tài sản của Sacombank đạt 149.689 tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2011.Tiền gửi và cho vay của Sacombank tại các TCTD khác là 15,377 tỷ đồng, tăng 59% so với số dư đầu năm. Trong khi đó, tổng tiền gửi và vay từ các TCTD khác giảm 54% trong 10 tháng qua, ở mức 5,671 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm đạt 9,1% so với cuối năm 2011. Tiền gửi của khách hàng vào Sacombank đạt 121.528 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm.Trong phiên giao dịch hôm nay, với đà lao dốc chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu Sacombank cũng bị ảnh hưởng lớn. Đóng cửa, STB  mất mốc 19.000 đồng, còn 18.700 đồng/cp. Khớp lệnh trên 2,1 triệu đơn vị.Hôm qua, bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Thành cũng đã rút khỏi Hội đồng quản trị Bourbon Tây Ninh (SBT). Sau thông tin này, cổ phiếu SBT giảm sàn. Phiên này không có lệnh đặt mua, cuối phiên dư bán giá sàn trên 1 triệu đơn vị. Mã SCR của Sacomreal - công ty do bà Ngọc là Phó Chủ tịch HĐQT và con trai bà ông Đặng Hồng Anh làm Chủ tịch, cũng bị giảm sàn. Cuối phiên mã này còn dư bán 6,98 triệu đơn vị. Mai Chi Nguồn :http://dantri.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Chậm trả nợ, EVN gánh thêm 3.000 tỷ tiền lãi

mua nhà,bán nhà


Theo TKV và PVN, tính đến nay Tập đoàn Điện lực (EVN) đã trả bớt hơn 2.000 tỷ đồng tiền nợ quá hạn cho hai đơn vị này. Tiếp tục hoãn tăng giá điện Nhiệt điện Nông Sơn: Quả đắng vì nhà thầu TQ Xem bài khác trên Vef.vn "Sau nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương can thiệp, EVN vừa cam kết từ nay cho đến hết năm 2013 sẽ trả dứt khoản nợ gần 13.000 tỷ đồng còn lại cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)", ông Vũ Huy Quang, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí thuộc PVN cho biết ngày 1/11. Hiện lượng điện PVN sản xuất và bán lại cho EVN chiếm khoảng 14% tổng sản lượng điện quốc gia. Sau thời gian cộng dồn, tính đến cuối tháng 9/2012, khoản nợ quá hạn mà EVN mua điện của PVN vọt lên đến 14.000 tỷ đồng. Theo ông Quang, EVN vừa trả cho PVN khoảng 1.000 tỷ đồng tiền nợ cũ trước năm 2010. Còn lại khoảng 13.000 tỷ đồng, trong đó 10.000 tỷ đồng tiền mua điện và 3.000 tỷ đồng lãi vay được EVN cam kết sẽ trả hết cuối năm 2013. Trong khi đó, chiều 1/11, ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV), cho biết nếu hồi đầu năm nay, có lúc khoản nợ quá hạn của EVN đối với TKV lên đến gần 2.000 tỷ đồng, vừa qua EVN đã trả bớt khá nhiều, còn lại khoảng 500 tỷ đồng. Ông Biên cũng cho biết, theo kế hoạch trước đây, từ 15/9 đến hết năm 2012 EVN sẽ mua than của TKV để sản xuất điện với giá trị khoảng 600 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay EVN đã giảm lượng mua than, không mua theo kế hoạch, dự kiến giảm xuống chỉ còn 550 tỷ đồng. Trong 2 tháng cuối năm, EVN chỉ mua than chạy điện với giá trị khoảng 300 tỷ đồng. Điều này cho thấy cơ cấu sản xuất điện của EVN đang dần nghiêng về thủy điện do thiên nhiên thuận lợi, nguồn nước về dồi dào. Trong 10 tháng đầu năm 2012, EVN đã vận hành thêm 6 tổ máy thủy điện với tổng công suất 1.153 MW. Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo ngày 29/10 vừa qua, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết EVN sẽ không tăng giá điện trong tháng 11 này, một phần bởi qua rà soát cơ cấu trong khâu phát điện từ tháng 7, 8, 9 cho thấy chi phí sản xuất trong khâu phát điện thực tế tại EVN có thấp hơn so với chi phí phát điện trong kế hoạch. (Theo TBKTSG) Nguồn :http://www.vietnamnet.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Cơm văn phòng đua nhau phá sản

mua nhà,bán nhà


- Ế ẩm, thu không đủ chi, danh sách nợ ngày càng dài nên sau gần 2 năm hoạt động, cửa hàng cơm văn phòng của chị Quyên tại Mỹ Đình buộc phải đóng cửa. Khó khăn, DN cắt giảm nhân sự, giải thể khiến nhiều cửa hàng cơm văn phòng như của chị Quyên lao đao. DN cùng đường, cắt cơm nhân viên Vật vã truy nợ 100 triệu tiền cơm Dân công sở ăn cơm lề đường, mặc đồ tái chế Xem bài khác trên Vef.vn Vạ lây vì DN cắt giảm nhân sự Quán cơm chị Quyên là một trong những đơn vị trước đây kinh doanh khá tốt, lượng khách văn phòng đặt cơm nhiều, mỗi ngày cung cấp hàng trăm suất ăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ giữa năm nay, mọi hoạt động của cửa hàng đều cầm chừng, số lượng suất đặt ăn giảm hẳn. Chị Quyên cho hay, tính riêng khu vực Mỹ Đình, hàng ngày chị vẫn cung cấp suất ăn cho 7 công ty, với gần 100 người, nhưng giờ chỉ còn một đơn vị đặt ăn thường xuyên với số lượng chỉ gần chục suất mỗi ngày. Tại khu vực Trung Hòa Nhân Chính, một công ty bất động sản chuyên đặt suất ăn của cửa hàng chị nhưng hiện cũng đã dừng hẳn. Thời gian đầu, mỗi ngày công ty này đặt khoảng trên 20 suất ăn nhưng sau đó giảm dần xuống 10, 5 và giờ chỉ còn lại vài người nên ngừng hẳn. Chị Quyên chia sẻ, số lượng công ty cắt giảm nhân sự tăng, có nơi còn cắt cả tiền ăn trưa của nhân viên nên doanh thu cửa hàng chị cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Không chỉ vậy, số tiền nợ đọng ngày càng tăng. Đơn cử, một công ty truyền thông ở Mễ Trì vẫn còn nợ tiền ăn từ tháng 5. Các cửa hàng cơm văn phòng kinh doanh ngày càng khó khăn (ảnh minh họa) Không chỉ những cửa hàng cơm văn phòng đặt theo suất chuyển tới các công ty mà ngay cả những quán cơm văn phòng cũng vắng khách hẳn. Chị Hoa, chủ một cửa hàng cơm ở phố Trần Duy Hưng cho hay, chị đã thu hẹp phạm vi cửa hàng, đồng thời cắt giảm nhân viên vì ế ẩm. Cửa hàng cơm của chị chỉ hoạt động duy nhất vào buổi trưa các ngày đi làm, phục vụ chủ yếu dân văn phòng. Thời gian gần đây, lượng khách đến ăn cũng giảm mạnh, một phần do số lượng công ty khu vực này ít dần, mặt khác một số người đã chuyển sang mang cơm từ nhà đi. Để hút khách, chị Hoa đã chuyển sang bán thức ăn đồng giá, mỗi suất 30.000 đồng, thêm nước uống miễn phí. Thỉnh thoảng, chị cũng yêu cầu nhân viên đi phát tờ rơi để mọi người chú ý. Chị Hoa chia sẻ, nếu không nhập được nguồn thực phẩm giá rẻ thì khó có thể trụ nổi do mọi chi phí đều tăng: tiền thuê nhà, tiền nhân công... , nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Khách họ tinh ý lắm, chỉ cần nấu không ngon, thực phẩm kém chất lượng là có thể mất khách luôn. Cửa hàng mình phục vụ khách quen nên phải giữ uy tín, chị Hoa nói thêm. Đồng cảnh ngộ, chị Mai, chủ quán bún phở dưới chân tháp BIDV Towers, cho hay, gần năm nay, giá cả leo thang nhưng chị vẫn phải giữ giá mỗi bát bún phở là 25.000 đồng, cũng không bớt khẩu phần ăn của khách. Chị Mai kể rằng do không phải thuê địa điểm, hàng ngày chị vẫn chịu khó đi chợ đầu mối mua thực phẩm nên vẫn cố giữ giá. Giờ chỉ mong giữ được khách thường xuyên là vui lắm rồi. Mỗi tháng, chỉ cần khoảng vài chục khách ăn hàng ngày, mình có thể yên tâm, chị Mai ngao ngán. Trầy trật đòi nợ Doanh thu giảm nguy cơ đóng cửa hàng vì ế ẩm, các cửa hàng cơm văn phòng còn đối mặt với tình trạng nợ đọng kéo dài. Đại diện nhà hàng cơm văn phòng Cơm123 chia sẻ, cho đến thời điểm này, khách hàng nợ tiền cơm khó đòi đã lên tới cả trăm triệu đồng. Thậm chí, công ty tự giới thiệu có 300 nhân viên này đến nay đã không còn người tại trụ sở, nhà hàng bất lực không biết đòi tiền ai. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý nhà hàng Cơm123, lắc đầu ngán ngẩm: Không chỉ biến mất, nhiều đơn vị còn đùn đẩy trách nhiệm và phía nhà hàng luôn gánh phần thiệt. Chẳng hạn, một công ty ở Cầu Giấy bán cổ phần cho công ty khác và kết quả là không ai chịu nhận trách nhiệm trả nợ tiền cơm. Chúng tôi đã mất rất nhiều công sức để tìm ra số chứng minh nhân dân của giám đốc nhưng liên lạc để đòi nợ cũng khó vì họ tìm mọi cách lẩn tránh. Lại thêm một công ty nằm trong danh sách nợ đọng tiền cơm kéo dài. Chị Quyên, chủ cửa hàng cơm ở Mỹ Đình nói trên, cũng kêu ca, doanh thu hàng tháng của cửa hàng luôn bị tồn đọng vì nợ khó đòi. Đơn cử, một công ty ở cách cửa hàng chị không xa đang nợ gần 50 triệu đồng, nhưng sau thời gian dài vẫn chưa thể đòi được nợ. Chị ấm ức, biết là số tiền nợ cơm ngày càng tăng nhưng cửa hàng chị vẫn đưa cơm vì ngừng sẽ khó đòi tiền hơn. Mới đây, nghe tin công ty này có nguy cơ giải thể, chị càng hoang mang. Còn chị Hoa, chủ quán cơm ở Trần Duy Hưng, bức xúc, để đầu tư một cửa hàng cơm văn phòng không phải đơn giản. Chị mất hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho việc lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm, thuê nhân viên nấu ăn, giao hàng. Tuy vậy, doanh thu của nhà hàng tính ra chỉ là bạc cắc mỗi ngày. Theo chị Hoa, bán suất cơm lẻ ở cửa hàng thu tiền tươi còn sướng hơn cung cấp cho cả công ty rồi dính nợ nần. Trước tình trạng khó khăn như hiện nay, nhiều đồng nghiệp mở hàng cơm như chị đã đóng cửa hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh. Ông Hùng, chủ quán cơm 123, cho biết, số tiền nợ đọng đã ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh của cửa hàng. Do kinh doanh chủ yếu là online nên giá cơm đã giảm khá nhiều. Thời buổi kinh tế khó khăn, nhà hàng cũng đã chia sẻ một phần cho các công ty bằng việc cho trả chậm tiền cơm, song các công ty không nên trốn nợ như vậy. Như thế chẳng khác gì đẩy các cửa hàng cơm vào ngõ cụt và đối mặt nguy cơ dẹp tiệm. Duy Anh Nguồn :http://www.vietnamnet.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Hà Nội: Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ thu hồi đất bức xúc tại quận Long Biên

mua nhà,bán nhà


Hà Nội: Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ thu hồi đất bức xúc tại quận Long Biên Ngày 31/10/2012, Thanh tra Chính phủ đã ra văn bản đề nghị TP. Hà Nội giải quyết dứt điểm khiếu nại của công dân. Đề nghị trên được đưa ra sau khi báo Dân trí có bài phản ánh vụ thu hồi đất mập mờ với những dấu hiệu vi phạm xảy ra ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.Tháng 8/2012, báo Dân trí đã có 2 bài viết phản ánh việc UBND phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP. Hà Nội lập phương án đền bù thu hồi mặt bằng phục vụ dự án khu chung cư Ao Trũng không phù hợp thực tế, gây thiệt hại quyền lợi của công dân. Cụ thể, UBND phường Ngọc Lâm áp dụng khung giá đến bù 35.000đ/m2 đối với mảnh đất rộng 540m2 thuộc sở hữu của bà Đặng Thị Luyến tại ao Năm Di, ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ, trong khi giá thị trường ở khu vực này là gần 100 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, bà Đặng Thị Luyến còn khiếu nại UBND phường Ngọc Lâm cố ý biến đất thuộc sở hữu công dân thành diện tích đất công do phường quản lý mà không đưa ra được giấy tờ chứng minh.   Bà Đặng Thị Luyến khẳng định khu đất tại ao Năm Di là tài sản hợp pháp của gia đình từ năm 1956 Khi UBND phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP. Hà Nội không đưa ra hướng giải quyết khiếu nại, bà Đặng Thị Luyến tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ đề nghị vào cuộc, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của công dân. Ngày 31/10/2012, Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ Ngô Đại Tuấn đã ký công văn số 2832/TTCP - VP gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị giải quyết dứt điểm khiếu nại của công dân. Nội dung công văn số 2832/TTCP - VP nêu rõ: "Thanh tra Chính phủ nhận được đơn của bà Đặng Thị Luyến trú tại số nhà 19, ngõ 67, ngách 67/5, tổ dân phố cụm 7, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP. Hà Nội. Đơn có nội dung: Gia đình bà quản lý và sử dụng 956,8m2 đất tại khu ao Năm Di, ngõ 67 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP. Hà Nội từ năm 1956 đến nay, không có tranh chấp với bất kỳ tổ chức, hoặc cá nhân nào, hàng năm đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, đã được UBND thị trấn Gia Lâm (nay là phường Ngọc Lâm) xác nhận. UBND phường Ngọc Lâm lập phương án thu hồi đất để giao cho Công ty CPĐT Kinh doanh dự án nhà Long Biên thực hiện dự án đầu tư, nhưng áp giá đền bù quá thấp (35.000đ/m2). Bà đề nghị được tự thỏa thuận giá đền bù với chủ đầu tư sát với giá thị trường. Căn cứ nội dung đơn và quy định của pháp luật, Thanh tra Chính phủ chuyển đơn kiến nghị của bà Đặng Thị Luyến đến Chủ tịch UBND TP. Hà Nội để chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề nghị thông báo kết quả đến Thanh tra Chính phủ".   Công văn chỉ đạo giải quyết của Thanh tra Chính phủ Trước đó, Trong đơn khiếu nại tố cáo gửi báo Dân trí, bà Đặng Thị Luyến và chồng là Lê Văn Thạch trú tại số 19, ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ cho rằng UBND phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP. Hà Nội đã gây thiệt hại quyền lợi của gia đình khi tuyên bố mảnh đất diện tích 540m2 ao Năm Di, ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ là đất công thuộc quyền sở hữu của phường. Vì việc này, trong quy hoạch dự án nhà ở Ao Trũng, gia đình bà chỉ được áp dụng khung giá đền bù 35.000 đ/m2. Mảnh đất ao Năm Di có diện tích sử dụng ban đầu là 1544m2, năm 1956 cụ nội ông Thạch mất và có để lại mảnh đất cho ông Lê Văn Kim (bố ông Thạch). Sau khi vợ chồng ông Lê Văn Kim qua đời, mảnh đất được giao cho ông Lê Văn Thạch quản lý và sử dụng ổn định nhiều năm. Kể từ khi nhà nước thực hiện chính sách thu thuế đất vào năm 1993, gia đình ông Thạch bà Luyến thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và không có bất cứ tranh chấp nào với hàng xóm, các cơ quan, tổ chức xung quanh. Năm 1987, gia đình bà Luyến có làm đơn tường trình nguồn gốc mảnh đất đang sử dụng vì giấy tờ cũ bị thất lạc do chiến tranh. Đơn tường trình của gia đình Bà Thạch được ông Nguyễn Văn Huỳnh - Cụm trưởng cụm 4 (cũ), ông Nguyễn Văn Lịch - Phụ trách mặt trận cụm 4 và bà Lưu Thị Hiển, đại diện cho Ban quản lý HTX Nông nghiệp ở ao Năm Di liền kề gia đình bà Luyến ký xác nhận số diện tích 1544m2 do gia đình bà Luyến sử dụng không có tranh chấp với HTX.   Những người mua đất nhà bà Luyến đều được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, nhưng phần đất còn lại bị coi là đất công của UBND phường Từ 1997 đến 2002, gia đình bà Luyến đã ký hợp đồng chuyển nhượng khoảng 1000m2 đất (nửa bên trái thửa đất) cho 6 hộ dân. UBND phường Ngọc Lâm cũng biết việc chuyển nhượng này, hiện tất cả số hộ gia đình mua đất nhà bà Luyến đều đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định pháp luật. Năm 2011, gia đình bà Thạch nhận được thông báo phương án chi tiết bồi thường mặt bằng của phường Ngọc Lâm nhằm phục vụ cho dự án khu nhà ở Ao Trũng. Thông báo nêu rõ sẽ thu hồi phần diện tích 540m2, nhưng gia đình bà Luyến chỉ được hưởng mức đền bù 35.000 đ/m2 (trong khi giá thị trường thời điểm này khoảng gần 100 triệu đồng/m2). Nhận được thông báo, gia đình bà Luyến đã làm đơn gửi UBND phường xem xét lại mức đền bù. Tuy nhiên đề nghị này đã không được xem xét giải quyết vì UBND phường Ngọc Lâm cho rằng diện tích nhà bà Luyến bị thu hồi là diện tích đất công do phường quản lý, gia đình bà Luyến là người lấn chiếm phần diện tích này. Ngày 28/2/2012, gia đình nhà bà Luyến san ủi mặt bằng và làm ràng rào trên phần diện tích 540m2 thì bị UBND phường Ngọc Lâm cho người vào phá dỡ. Ngày 15/3/2012, Phó Chủ tịch phường là Nguyễn Thế Tuấn tiếp tục cho người vào phá dỡ hàng rào nhà bà Luyến xây dựng. Bức xúc vì cách xử lý của UBND phường, bà Luyến yêu cầu UBND phường xuất trình giấy tờ liên quan chứng minh mảnh đất thuộc quyền quản lý của phường nhưng UBND phường không đưa ra giấy tờ nào. Ngày 22/5/2012, phường Ngọc Lâm mời gia đình bà Luyến ra phường họp nhằm chứng minh lô đất 540m2 thuộc quyền quản lý của phường. Tuy nhiên, tại buổi làm việc này, UBND phường Ngọc Lâm chỉ đưa ra được biên bản họp ngày 8/11/2003 của một số cán bộ thị trấn Gia Lâm (cũ) về việc gia đình bà Luyến xây nhà cấp 4 không phép trên phần diện tích này. Trong buổi làm việc bà Lưu Thị Hiển cho rằng phần diện tích 540m2 HTX đã hiến cho UBND phường, nhưng vào năm 1997 cũng chính bà Hiển lại ký xác nhận phần đất của bà Luyến không có tranh chấp. Trước nguy cơ gia đình bị xâm hại quyền lợi, gia đình bà Luyến đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại lên UBND phường Ngọc Lâm đề nghị làm rõ quyền sở hữu phần diện tích 540m2, nhưng lãnh đạo phường khẳng định đã chuyển đơn lên Ban GPMB quận Long Biên xem xét. Đã nhiều tháng chờ đợi, gia đình bà Luyến vẫn chưa nhận được lời giải thích thỏa đáng từ các cơ quan chức năng. Trong lá đơn khiếu nại tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng và báo Dân trí, gia đình bà Luyến đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ quyền sở hữu lô đất 540m2 ở ao Năm Di, ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ. Nếu phần diện tích này là đất công, tại sao 6 hộ dân mua đất nhà bà Luyến lại có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSDĐ? Gia bà Luyến khẳng định sẵn sàng giao lại khu đất nếu UBND phường Ngọc Lâm chứng minh được mảnh đất gia đình bà đã sử dụng ổn định suốt từ năm 1956, đã nộp thuế suốt từ năm 1993 là đất của phường. Phương án thu hồi đất khu ao Năm Di là phục vụ cho mục đích kinh doanh thuộc dự án khu nhà ở Ao Trũng, vì vậy, gia đình bà phải được hưởng những quyền lợi đền bù xứng đáng theo đúng quy định của nhà nước và UBND TP. Hà Nội. Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên. Theo Vũ Văn Tiến - Ngọc CươngDân Trí Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Miễn tiền sử dụng đất cho hộ dân vùng ngập lũ ĐBSCL

mua nhà,bán nhà


Miễn tiền sử dụng đất cho hộ dân vùng ngập lũ ĐBSCL Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 48/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 204/2005/QĐ-TTg ngày 15/8/2005 về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên bị ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.Tại Điều 3, Quyết định 204/2005/QĐ-TTg ngày 15/8/2005 quy định: Trước mắt cho phép chưa thực hiện việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ khi tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với các hộ dân sống trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ.Còn tại Quyết định 48/2012/QĐ-TTg mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ quyết định miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ phải nộp ngân sách nhà nước đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ. Đối với phần diện tích đất được giao vượt hạn mức (nếu có) phải nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.Ngoài tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ được miễn phí theo quy định trên, các chi phí giải phóng mặt bằng, tôn nền, đắp bờ bao, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng và chi phí đầu tư xây dựng nhà không được miễn và tiếp tục thực hiện trả chậm theo quy định tại Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15/8/2005; các hộ gia đình, cá nhân có quyền sở hữu về cơ sở hạ tầng và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật.Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở được miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định nêu trên trong thời hạn 10 năm kể từ ngày bàn giao đất, nhà để ở, hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau 10 năm hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; khi chuyển nhượng phải nộp 50% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ theo quy định tại thời điểm chuyển nhượng.Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.Theo Hoàng DiênChinhphu.vn Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

TP.HCM: Đề nghị làm rõ vụ khiếu nại cấp sổ đỏ sai quy định tại quận Bình Thạnh

mua nhà,bán nhà


TP.HCM: Đề nghị làm rõ vụ khiếu nại cấp sổ đỏ sai quy định tại quận Bình Thạnh Bà Hồng Phúc đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ vụ cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở sai quy định của quận Bình Thạnh Có tên trên hợp đồng thuê và bỏ tiền ra mua nhà năm 2007 theo Nghị định 61/CP, nhưng chị Nguyễn Thị Hồng Phúc đang đứng trước nguy cơ không được sử dụng phần tài sản hợp pháp. Nguyên nhân là do quyết định cấp đất mập mờ, sai quy định của UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM. Trong đơn đề nghị giải quyết của bà Nguyễn Thị Hồng Phúc sinh năm 1962, trú tại số 5/99/4 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM gửi đến báo Dân trí phản ánh: Bà Phúc và các cháu Đỗ Thái Anh, Đỗ Thy Khánh, Đỗ Mỹ Khánh cùng có tên trên hợp đồng thuê nhà số 00618/01 ký ngày 25/10/2004 với Công ty Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, khi cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở, UBND quận Bình Thạnh chỉ đề tên mình bà Đào Thị Ninh (mẹ bà Phúc). Việc cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở sai quy định là nguyên nhân khiến quyền lợi hợp pháp của bà Nguyễn Thị Hồng Phúc và 3 cháu nhỏ bị xâm hại nghiêm trọng.   Đơn đề nghị của bà Hồng Phúc gửi đến báo Dân trí Theo đơn của bà Nguyễn Thị Hồng Phúc, ngày 25/10/2004, gia đình bà có ký hợp đồng thuê nhà số 00618/01với Công ty Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh. Người đứng tên ký hợp đồng là bà Đào Thị Ninh (mẹ bà Phúc), các thành viên khác cùng đứng tên trong danh sách thành viên hợp đồng thuê nhà cùng bà Đào Thị Ninh gồm có: Nguyễn Thị Ngọc Điều, Nguyễn Thị Hồng Phúc, Nguyễn Ngọc Tuấn Cường, Đỗ Thy Khánh, Đỗ Mỹ Khánh, Đỗ Thái Anh, Nguyễn Ngọc Long Phi. Năm 2007 nhà bà Phúc làm thủ tục mua hóa giá nhà theo chủ trương của nhà nước. Vì điều kiện làm ăn xa, bà Phúc gửi tiền nhờ chị gái là Nguyễn Thị Ngọc Điều liên hệ mua nhà. Sau đó bà Phúc và các thành viên trong gia đình nhiều lần hỏi bà Điều về việc mua nhà, nhưng bà Điều đều trả lời chưa xong thủ tục mua nhà. Tháng 11/2009, bà Đào Thị Ninh qua đời sau thời gian dài lâm bệnh. Sau tang lễ, gia đình tổ chức họp bàn việc chuyển tên chủ quyền và đồng thừa kế thì được bà Nguyễn Thị Ngọc Điều cho biết khi còn sống bà Đào Thị Ninh đã cho bà Điều toàn bộ căn nhà số 5/99/4 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, dù căn nhà là tài sản thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên được nêu tên trong hợp đồng thuê nhà trước đây. Trước đó, ngày 5/5/2009, UBND quận Bình Thạnh đã cấp cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở đứng tên bà Đào Thị Ninh. Cầm trong tay những giấy tờ liên quan ngôi nhà, ngày 18/11/2011, bà Nguyễn Thị Ngọc Điều tự ý chuyển nhượng một phần căn nhà (35m2) cho người khác mà không không qua gia đình. Không những vậy, bà Điều còn mang cả sổ Hộ khẩu gia đình đi nơi khác với mục đích không cho các thành viên khác trong gia đình được sử dụng. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các thành viên, trong đó có 2 cháu nhỏ chịu cảnh mồ côi là Đỗ Thy Khánh và Đỗ Mỹ Khánh. Ngày 29/02/2012, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc làm đơn gửi Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh và Trưởng Phòng TNMT quận Bình Thạnh với nôi dung: Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại việc chỉ ghi tên một mình bà Đào Thị Ninh trên giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở số 1799/2009/GCN được quận Bình Thạnh cấp ngày 5/5/2009 vì thực hiện sai theo Nghị định 61/CP; Ngăn chặn mọi giao dịch liên quan đến phần nhà còn lại của căn nhà số 5/99/4 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh (Do nhà đã bị bà Điều bán một phần vào tháng 11/2011).6 tháng sau khi gửi đơn, ngày 13/08/2012, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc mới nhận được công văn số 520/TNMT ký ngày 8/8/2012 của Phòng TNMT quận Bình Thạnh nhưng nội dung công văn chỉ tường thuật lại quá trình mua bán nhà ở, cho tặng và chuyển nhượng. Không đề cập đến việc vì sao lại cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở cho một mình bà Đào Thị Ninh? Mặc dù trong công văn 520/TNMT có thừa nhận bà Đào Thị Ninh là Chủ hợp đồng cùng các thành viên kèm theo phụ lục 1 hợp đồng thuê nhà số 00618/01 ngày 25/10/2004. Nhận được công văn trả lời của Phòng TNMT, ngày 15/8/2012, bà Hồng Phúc tiếp tục khiếu nại nội dung công văn  số 520/TNMT nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời từ Phòng TNMT quận Bình Thạnh. Theo lời bà Phúc, việc Phòng TNMT cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở cho một mình bà Đào Thị Ninh là sai luật, bởi Điều 5 Nghị định 61/CP nêu rõ: "Nhà nước thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà có điều kiện cải thiện chỗ ở". Không chỉ đối mặt nguy cơ không được sử dụng phần tài sản hợp pháp, các thành viên còn lại trong gia đình bà Phúc còn gặp phải vô vàn khó khăn khi không có sổ Hộ khẩu gốc để đăng ký các dịch vụ phúc lợi phục vụ sinh hoạt hàng ngày do bà Điều tự ý mang sổ Hộ khẩu gốc đi nơi khác từ cuối năm 2011. Từ tháng 3/2012 đến nay, bà Phúc đã làm đơn đề nghị giải quyết vấn đề hộ khẩu gửi lên Công an phường 7, Công an quận Bình Thạnh nhưng chưa được giải quyết. Sau đó bà Nguyễn Thị Hồng Phúc tiếp tục gửi đơn đến UBND TP.HCM đề nghị xem xét giải quyết nhưng không mang lại kết quả. Ngày 22/10/2012, Văn phòng tiếp công dân UBND TP.HCM có giấy báo tin số 1877/GBT-TCD có nội dung: "Ngày 01/10/2012, Công an quận Bình Thạnh có công văn số 662/CAQ(QLHC) phúc đáp đến Văn phòng Tiếp công dân Thành phố với nội dung: Đội Cảnh sát QLHC về TNXH Công an quận Bình Thạnh đã hoà giải và bà Điều đồng ý cho bà Phúc mượn sổ hộ khẩu để giải quyết các vấn đề cá nhân, bà Điều cho biết khi nào bà Phúc cần hộ khẩu thì liên lạc bà Điều sẽ mang hộ khẩu đến chứ không giao sổ hộ khẩu trực tiếp cho bà Phúc. Hai bên đã đồng ý và ký vào biên bản giải quyết." Nhận được văn bản trả lời của Văn phòng Tiếp công dân, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc tỏ ra rất bức xúc, bà Phúc cho biết: "Theo Điều 24 Luật cư trú có ghi: "Sổ Hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình, có giá trị xác định nơi thường trú của các thành viên trong gia đình". Như vây, tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng hộ khẩu, không thành viên nào được phép chiếm giữ cản trở các thành viên khác sử dụng sổ hộ khẩu. Bản thân tôi không hề đồng ý ký vào biên bản như công văn Công an quận Bình Thạnh trả lời cho Văn phòng Tiếp công dân". Để các thành viên trong gia đình được sử dụng những tài sản sở hữu hợp pháp, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc khẩn thiết cầu cứu các cơ quan chức năng của TP.HCM làm rõ việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở sai quy định cho một mình bà Đào Thị Ninh của UBND quận Bình Thạnh; Sớm giải quyết vấn đề hộ khẩu để các thành viên gia đình (có 2 cháu mồ côi) được hưởng quyền cư trú theo Luật cư trú Nhà nước đã ban hành, được sử dụng Hộ khẩu thường trú theo đúng qui định. PV sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên. Theo Vũ Văn Tiến - Ngọc CươngDân Trí Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Khách hàng ăn quả đắng vì các dịch vụ gắn mác VIP

mua nhà,bán nhà


Gắn mác VIP cho các sản phẩm bình dân hay câu kéo khách mở thẻ sử dụng dịch vụ VIP với những ưu đãi bèo bọt... là những chiêu lừa phổ biến đối với những khách hàng nhẹ dạ. Siêu lừa: Lập nhóm công ty lấy tiền ngân hàng DN bị lừa với bẫy lợi nhuận cửa sau Bắt giám đốc buôn tiền xu, lừa tiền tỉ Hợp tác với đại gia: Coi chừng bị lừa Xem bài khác trên Vef.vn Thực tế, chỉ cần lên mạng tìm kiếm dịch vụ VIP (viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Very important person, tức là người rất quan trọng; ở Việt Nam còn được hiểu theo nghĩa đơn thuần là quan trọng, hạng sang… - PV), sẽ cho ra khá nhiều kết quả như cho thuê đồ cưới, rửa xe, đặt tour du lịch, đặt bàn nhà hàng, khách sạn, dịch vụ viễn thông... Qua tìm hiểu được biết, hiện vẫn chưa có một tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho từng dịch vụ nên hiện tượng gắn mác VIP một cách tràn lan đang trở thành chiêu lừa người sử dụng. Gắn mác VIP từ... xe ôm đến phòng quán hát Xe ôm là dịch vụ quen thuộc đối với hầu hết những ai sống ở thành thị. Thế nhưng, dường như gắn mác VIP cho thứ dịch vụ bình dân là một chiêu câu khách khá độc được giới xe ôm mách nhau. Anh Long (Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội) - một tay xe ôm tiên phong trong phong trào gắn mác VIP cho thứ dịch vụ bình dân này - cho biết: So với những người đi xe ôm bình thường, dịch vụ này đương nhiên có những điểm tốt hơn hẳn nên mới lấy tên là VIP. Tuy nhiên, việc đầu tư cho cái mác này chu đáo đến mức nào còn tùy vào từng người đứng ra tổ chức dịch vụ. Cá nhân anh Long cho biết, ngay từ chiếc xe là phương tiện để chạy phải là xe ga hạng trung trở lên như: Attila, Nouvo... nhưng kinh nghiệm là nên sử dụng dòng xe của Honda như SCR, Lead... vừa sang trọng, vừa tiết kiệm xăng. Xe đã đẳng cấp chắc chắn phải chịu khó đầu tư bảo dưỡng và rửa xe thường xuyên để đảm bảo mặt tiền lúc nào cũng sạch sẽ, máy móc chạy êm ru, bởi đối tượng khách mà loại dịch vụ xe ôm này hướng tới bao gồm nhân viên công sở, đi xe ga, đưa đón tận nhà, chờ đợi khách và chở hàng theo yêu cầu. Giá của dịch vụ này dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/giờ. Dịch vụ tắm bồn ngâm thảo dược dành cho khách VIP ở một spa tại phố Lê Ngọc Hân (Hà Nội) Ngay cả địa điểm đón khách cũng không phải đứng đầu đường hay bạc mặt tại các bên xe, ga tàu mà đồ nghề quảng cáo để mọi người biết đến dịch vụ của mình đôi khi chỉ là một tấm biển ngắn gọn ghi tên và dịch vụ kèm theo số điện thoại được treo ở vị trí bắt mắt nhất là khách hàng có thể tự tìm đến rồi! - anh Long cho biết. Đối tượng cung cấp dịch vụ này thường coi đây là một nghề tay trái bởi họ không bị áp lực về kinh tế. Anh Đinh Ngọc (quận Thanh Xuân), hành nghề xe ôm VIP đã được nửa năm, chia sẻ: Nghề nghiệp hiện tại của tôi là kinh doanh tại gia, điều kiện kinh tế rất ổn định. Công việc chỉ quanh quẩn với sạp hàng ở nhà nên cũng nhàn rỗi. Tôi làm thêm nghề này để có cơ hội đi đây đi đó giao lưu cho vui. Nếu chị em nào cần người đi chung để bầu bạn hoặc đơn giản là khi mua sắm cần người xách đồ, tôi cũng vui vẻ đáp ứng. Còn Ngọc Dương, sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng công nghiệp, cậu có một công việc với mức thu nhập khá ổn từ việc kinh doanh quảng cáo cho một công ty truyền thông. Dương tâm sự: Chạy xe ôm chỉ là nghề phụ giúp mình kiếm thêm thu nhập. Cũng từ nghề này mà mình quen được một phụ nữ khá thành đạt nhờ vài lần đưa đón chị đi dự tiệc. Những hợp đồng quảng cáo gần đây của mình cũng nhờ chị giới thiệu mà có được.... Dường như nhận thấy chỉ với một động tác gắn mác đơn giản mà cơ hội thu nhập có thể tăng lên trông thấy nên dịch vụ xe ôm VIP ngày càng được gắn mác tràn lan. Ngay cả tại bến xe, ga tàu hiện nay, nhiều người cũng ngang nhiên gắn biển xe ôm VIP một cách đầy tự tin. Tuy nhiên, thị trường khách hàng ở những điểm này nếu giá cũng VIP theo đúng tiêu chuẩn thì không có khách đi nên đầu tư vì thế cũng kém mạnh tay hơn. Bác Quang Sáu (50 tuổi) - một tay lái xe ôm VIP ở bến xe Mỹ Đình cho biết: Thật ra cũng chỉ là một chiêu bình mới rượu cũ thôi. Có chăng đi nữa thì cũng chỉ đến người lái xe ăn mặc bảnh bao, sạch sẽ hơn một chút, lời ăn tiếng nói lịch sự, còn xe cộ thì đừng có cà tàng quá là được. Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn chơi, giải trí, hát hò... vốn được giới văn phòng công sở khá quan tâm cũng té nước theo mưa khi dùng chiêu này để câu khách. "Việc khách hàng đột nhiên nhận được điện thoại rất trời ơi của nhân viên nhà hàng, khách sạn... mời chào mua thẻ VIP không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, giá mở thẻ toàn tính bằng USD mà dịch vụ được hưởng cũng chỉ lèo tèo vài voucher (biên lai) giảm giá, nếu đi ăn nhiều người hoặc trong khung giờ hóc búa hay hưởng ưu đãi với một số dịch vụ dùng trong thời gian hạn chế - chị Liên Hoa (Ba Đình - Hà Nội) kể. Một chiêu lừa đảo trắng trợn mà các nhà hàng kinh doanh dịch vụ karaoke thường áp dụng đó là gắn mác VIP bừa bãi cho các phòng hát. Lần nào đến đặt phòng karaoke trên đường Lý Thường Kiệt, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời ngọt lịm của cô lễ tân: Hiện chỉ còn phòng VIP thôi, anh chị thông cảm. Dĩ nhiên chi phí và chất lượng phòng VIP thì ai cũng hiểu sẽ cao ngất ngưởng so với mặt bằng chung như thế nào - chị Liên Hoa bức xúc kể. Trong một lần ra cửa nghe điện thoại rồi tiện thể đi một vòng tham quan toàn bộ cửa hàng này, chị Hoa mới tá hỏa khi biết tất cả các phòng đều gắn chữ VIP. Thực chất, gắn thêm chữ VIP cũng chỉ cho sang rồi thu thêm tiền của khách, chứ chất lượng dịch vụ thì không có gì nổi trội. Liên minh dịch vụ VIP bẫy khách hàng Nhiều dịch vụ của các ngân hàng cũng mang tên VIP. Đối với khách hàng VIP của các ngân hàng, ngoài việc được tham gia bốc thăm khuyến mại, hưởng tín dụng với lãi suất ưu đãi, khách hàng còn được chăm sóc đặc biệt và tặng quà trong những dịp sinh nhật hoặc ngày lễ, tết... Cao thủ hơn là những chiêu mà nhà cung cấp dịch vụ của khối khác nhau bắt tay thành một liên minh để câu khách hàng. Chị Minh Hương, sau khi được vị trưởng phòng quan hệ khách hàng của một ngân hàng quốc tế giải đáp thắc mắc về việc giá vàng đang tăng phi mã và những băn khoăn về các danh mục đầu tư hiện tại, chị quyết định sử dụng sản phẩm đầu tư cấu trúc với lượng vốn rót vào lên tới gần 100 triệu đồng. Điều đáng nói là ngoài những ưu đãi bên phía ngân hàng dành cho khách VIP, chị còn đươc khuyến mại một thẻ VIP cho khách hàng đến sử dụng miễn phí các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp tại một trung tâm thẩm mỹ cao cấp ở Láng Hạ trong vòng một tháng. Thế nhưng, đến nơi, chị không khỏi thất vọng, bởi màn giới thiệu những dịch vụ chị được hưởng chỉ ở cấp bình dân như tập erobic với các loại máy tập quen thuộc, theo học các lớp yoga, múa bụng... được quảng cáo là có giáo viên đứng lớp là người nước ngoài. Còn các dịch vụ khác mà khách hàng thực sự mong chờ như: Mát-xa, xông hơi, sử dụng dịch vụ bể bơi... đều phải mất tiền. Có thể khái niệm cao cấp ở đây chẳng qua chỉ là trung tâm mới khai trương nên các máy móc thiết bị được đầu tư mới hơn các chỗ khác - chị Minh Hương hài hước nói. Chưa hết, những nhân viên tư vấn ở đây cũng khá khôn khéo bằng cách chào mời khách tiếp tục đăng ký thẻ hội viên bạc, vàng, kim cương... với các dịch vụ ưu đãi tăng dần lên, đồng nghĩa với việc số tiền mở thẻ khiến bất kỳ ai nghe thấy cũng không khỏi choáng váng. Cùng đó, họ còn thúc để mình mau chóng ký hợp đồng với lý do, hôm nay là ngày hết hạn được hưởng giá mềm khi mở thẻ. Thấy mình tìm cách thoái thác về bàn lại với ông xã rồi sẽ thông báo lại kết quả sau, họ còn nhiệt tình ngỏ ý muốn đi cùng mình về tận nhà để thuyết phục ông xã. Đến nước này, tôi chỉ còn cách giả nghe điện thoại để chuồn lẹ, bỏ cả thẻ VIP mà ngân hàng tặng cho... - chị Hương than thở.  (Theo NĐT) Nguồn :http://www.vietnamnet.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Constrexim Holdings "lên tiếng" về sự việc kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng

mua nhà,bán nhà


Constrexim Holdings "lên tiếng" về sự việc kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng Constrexim Holdings vừa có bản công bố thông tin liên quan đến sự việc về Báo cáo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng ngày 2/11/2012. Theo Bản công bố thông tin, Constrexim Holdings cho biết vừa qua phương tiện truyên thông có đăng tải thông tin về sự việc và nhữag kết quả của Thanh tra Bộ Xây dựng tại Constrexim Holdings, có một số nội dung và cách diễn đạt dễ gây hiểu lầm. Để công khai minh bạch thông tin, Constrexim Holdings thông báo: Đợt thanh tra tại Tổng công ty Constrexim Holdings là thanh tra định kỳ, được tiến hành hàng năm đối với các Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng; Tại đợt thanh tra này, đoàn thanh tra làm việc với Tổng công ty và một số đơn vị thành viên, bao gồm Công ty cp Constrexim số 1, Công ty cp Constrexim Thăng Long, Công ty cp đầu tư phát triển và thương mại Thái Bình Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim (Constrexim HOD). Tất cả các đơn vị trên đây là công ty cổ phần độc lập, không phải công ty con của Tổng công ty Constrexim Holdings, Tổng công ty không chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của các công ty này… Toàn văn Bản công bố thông tin của Constrexim Holdings Nhật Nam Theo TTVN Xem thêm Sai phạm nghiêm trọng về kinh doanh BĐS ở Constrexim Holdings Nhiều sai phạm như chuyển nhượng tòa nhà văn phòng tại 39 Nguyễn Đình Chiểu sai quy định, nâng tầng tư 7 lên 12 và hợp khối tòa nhà CT4-5 khi chưa có quyết định,... Yêu cầu kiểm điểm tập thể, thành viên HĐQT Tổng Cty Constrexim Holdings Bộ Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân thành viên HĐQT vì để xảy ra vi phạm trong hoạt động xây dựng, vi phạm Luật kinh doanh bất động sản. Nguồn :http://land.cafef.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Chủ tịch Sacombank thôi chức

mua nhà,bán nhà


Theo thông cáo báo chí vừa phát đi từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (mã STB-HOSE), kể từ ngày 2/11/2012, ông Đặng Văn Thành sẽ thôi giữ Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng này.Hội đồng Quản trị Sacombank cũng nhất trí bầu ông Phạm Hữu Phú, hiện là Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị thay ông Đặng Văn Thành.Ông Phạm Hữu Phú, người kế nhiệm vị trí Chủ tịch Sacombank, sinh năm 1959 tại Thừa Thiên - Huế, là cử nhân Đại Học Kinh tế Tp.HCM. Ông Phú tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank từ ngày 26/5/2012 và có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi tham gia làm thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank, ông giữ chức danh Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị tại Eximbank.Sacombank cho biết, ông Thành giữ chức vụ Chủ tịch Sacombank từ năm 1995, và là người có công lao to lớn trong việc đưa Sacombank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của Sacombank, diễn ra ngày 26/5/2012, ông Thành đã có bài phát biểu chuyển giao trách nhiệm quản trị và điều hành Sacombank.Theo thông cáo của Sacombank, sau đại hội đồng cổ đông nói trên, ông Thành đã ủy quyền quản trị Sacombank cho Phó chủ tịch Phạm Hữu Phú vì lý do cá nhân. Đại hội đồng cổ đông vừa qua cũng đã quyết định người đại diện trước pháp luật của Sacombank là Tổng giám đốc. Sacombank khẳng định, do vậy, việc ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức danh Chủ tịch không gây xáo trộn trong công tác quản trị và điều hành của ngân hàng, tuy nhiên, Sacombank vẫn đang đi theo định hướng mà ông và các cộng sự đã vạch ra.Trước đó, ông Đặng Hồng Anh - con ông Đặng Văn Thành - đã thoái vốn lớn tại Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (mã SCR - HNX).Mẹ ông Đặng Hồng Anh là bà Huỳnh Bích Ngọc, cũng vừa xin rút khỏi chức danh thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (mã SBT-HOSE) hôm 1/11.Tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành nắm 42,7 triệu cổ phiếu (4,38% cổ phần) và con trai Đặng Hồng Anh nắm 37,1 triệu cổ phiếu (3,32%). Ngoài ra, gia đình ông Thành còn nắm giữ cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác như Sacomreal, Thành Thành Công…Sacombank cho biết, kết thúc 10 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này là 2.259 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,26% và tất cả các tỷ lệ an toàn hoạt động được đảm bảo theo đúng quy định.Tại thời điểm 31/10/2012, tổng tài sản của Sacombank đạt 149.689 tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2011; tiền gửi và cho vay của Sacombank tại các tổ chức tín dụng khác là 15,377 tỷ đồng, tăng 59% so với số dư đầu năm. Tổng tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác giảm 54% trong 10 tháng qua, ở mức 5,671 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng của Sacombank 10 tháng đầu năm tăng 9,1% so với cuối năm 2011 (trong đó bằng VND đạt 72.459 tỷ tăng 14%), với lượng vốn cho vay khách hàng đạt hơn 84.452 tỷ (đã trích lập 1.139 tỷ đồng dự phòng rủi ro). Tiền gửi của khách hàng vào Sacombank đạt 121.528 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm (trong đó bằng VND tăng 27%).Ngân hàng hiện có mạng lưới 416 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia.Nguồn :http://vneconomy.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét